Trong bài này sẽ chi tiết thêm một chút, việc cần làm là gạt cần sang chế độ manual trên body máy :p, đọc bài viết và thử nghiệm.
KHẨU ĐỘ (APETURE)
Ta có thể quan sát ở mặt ống kính, khi mở/đóng khẩu thì lỗ tròn (lỗ khẩu) sẽ to ra hoặc nhỏ đi.
Khẩu mở rộng sẽ đưa ánh sáng vào nhiều hơn. Khẩu đóng hẹp thì ít ánh sáng đi qua.
Bối cảnh:
Khi có quá nhiều ánh sáng, ta cần đóng bớt khẩu để cân bằng lại.
Khẩu nhỏ cũng có nghĩa là nhiều phần trong khung cảnh chụp sẽ được focus, phù hợp với chụp phong cảnh.
Với khẩu rộng, khung cảnh chụp sẽ bị focus tụ lại một số chỗ, thường là ngay trước gần ống kính.
Với những bức hình chụp xóa phông, chụp chân dung, các phần hậu cảnh bị làm mờ là do hiệu ứng của khẩu rộng (còn một số yếu tố khác như dùng ống kinh viễn cũng gây ra hiệu ứng này).
Khẩu độ được biểu thị theo ký hiệu f.
F, tiếng anh là Fractional là phần (phân số).
Vd: f/8 ~ nôm na là kích thước khẩu đem chia cho 8 ~ 1/8.
f/2.2 ~ nôm na là kích thước khẩu đem chia cho 2.2 ~ 1/2..2
Như vậy f/x, x càng lớn thì khẩu càng nhỏ vì nó bị chia đi một khoảng rất nhiều.
f/2.2 - khẩu lớn hơn > f/8
Khi mua ống kính, chỉ số ghi trên ống kính sẽ là chỉ số khẩu lớn nhất ống kính đó có thể đạt được.
Ví dụ: 50mm f/1.8 - ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, khẩu độ lớn nhất là f/1.8, có thể chỉnh khẩu nhỏ hơn lại.
Chốt:
- Với khẩu rộng, như f/1.8, sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua và giảm hiệu ứng độ sâu trường ảnh (ảnh bị ít focus, hoặc focus ở một số phần).
- Với khẩu hẹp, như f/22, cho focus rộng và sâu hơn, nhưng ít ánh sáng đi qua.
Khi nhấn nút chụp, các lá khẩu sẽ mất một khoảng thời gian để đóng lại (để rồi quá trình hình thành ảnh diễn ra). Khoảng thời gian để các lá đóng lại này gọi là tốc độ màn trập.
Tốc độ màn trập thường được biểu thị theo dạng phần của một giây, nếu muốn chụp các vật chuyển động nhanh, cần set vào khoảng 1/300, chụp vật tĩnh thì chỉ cần 1/30.
Khi tăng tốc độ màn trập cũng là giảm thời gian cảm biến được phơi sáng.
Cảm biến được phơi sáng lâu hơn, nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Phù hợp khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Cảm biến cũng dễ bị ảnh hưởng của chuyển động và có thể gây ra hiệu ứng mờ chuyển động (motion blur), có thể do vật chuyển động hoặc tay chụp bị run.
Khi để tốc độ màn trập thấp, chụp sẽ khó bắt chuyển động hơn, dễ bị mờ ảnh hơn, khi không có tripod cố định, hoặc tay chụp run chẳng hạn.
Nhìn chung, chúng ta sẽ cố đẩy tốc độ màn trập lên cao nhất có thể nhưng cũng có một số trường hợp cần để thấp. Ví dụ:
- Muốn tạo hiệu ứng mờ chuyển động, ví dụ như chụp các dòng chảy, xe đi, các dải màu, muốn tạo hiệu ứng nghệ thuật. Chúng ta để tốc độ màn trập khoảng 1/30 và để khẩu hẹp. Và ví dụ này cũng rất phù hợp khi đổi sang chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (để máy tự set khẩu cho ta).
- Đang thiếu sáng, ta giảm tốc độ màn trập sẽ cho cảm biến có thời gian phơi sáng nhiều hơn.
- Đang thiếu sáng nhưng cũng không quá cần thiết, chỉ là muốn giảm nhiễu. Vì vậy cần chỉnh ISO thấp và giảm tốc độ màn trập lại để bớt nhiễu, và vẫn có ánh sáng thêm đi vào.
Chốt:
- Tốc độ màn trập thấp sẽ cho nhiều ánh sáng hơn, và cũng rủi ro bị hiệu ứng mờ chuyển động hơn.
- Tốc độ màn trập cao sẽ ít bị hiệu ứng mờ, nhưng hy sinh ánh sáng.
Là một khái niệm kỹ thuật số tương đương với tốc độ của dải phim chụp (ngày xưa).
Ngày trước khi mua phim chụp thường sẽ là phim 100 hay 200 cho chụp ngoài trời, 400 hay 800 cho trong nhà.
Tốc độ phim càng cao thì sẽ càng dễ bị nhạy sáng. Với máy ảnh kĩ thuật số cũng vậy, ISO ~ tốc độ phim, và ta sẽ gọi là chỉ số ISO.
Lợi thế của ISO thấp là ánh sáng sẽ được ghi (phơi) lại chính xác hơn.
Nếu bạn thấy những bức hình chụp ban đêm, ánh sáng thường có vẻ sáng hơn và bị chóa, có thể là do ISO cao - gây nhạy sáng.
ISO cao hữu ích khi muốn lấy rõ các chi tiết ảnh trong trời tối mà không muốn giảm tốc độ màn trập hay mở khẩu, nhưng rủi ro là hình sẽ bị nhiễu.
Các máy ảnh xịn thường sẽ giảm nhiểu khi để ở ISO cao hơn so với máy tầm thấp.
Tuy nhiên cần nhớ: ISO càng cao, ảnh càng dễ bị nhiễu sáng.
Đa số máy ảnh sẽ tự set ISO, kể cả chế độ manual.
TỔNG KẾT
Ở chế độ chụp manual, chúng ta nên nghĩ về 3 yếu tố trên trước khi chụp, có thể loại trừ, tập trung vào một số yếu tố. Trong một số trường hợp đơn giản có thể đổi sang chế độ chụp ưu tiên một yếu tố nào đó.
- Muốn chụp xóa phông, giảm hiệu ứng độ sâu trường ảnh => Ưu tiên khẩu độ.
- Diễn đạt ánh sáng chính xác => ISO.
- Giảm mờ chuyển động => Tốc độ màn trập.
Cuối cùng việc chụp ảnh cơ bản xoay quanh việc điều tiết ánh sáng, ta ưu tiên thiết lập nào sẽ có ưu và nhược thì bù lại (bù sáng) ở các thiết lập khác, gia giảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét