- ISO - độ nhạy của cảm biến với ánh sáng
- Aperture - khẩu độ
- Shutter speed - tốc độ màn trập
Biết được từng chế độ chụp sẽ giúp đưa ra quyết định nhanh chóng khi chụp ảnh, tập trung được vào đặc tính nào, để cho máy ảnh tự động điều chỉnh phần còn lại, hay hoàn toàn thủ công (manual)...
CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP
Hoàn toàn tự động (Automatic)
Máy ảnh tự động tinh chỉnh các thiết lập. Không có gì để nói thêm, có lẽ chế độ này dùng trong một số trường hợp nhất định, nhanh chóng làm quen với máy ảnh.
Chương trình tự động (Program automatic)
Tự động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập.
Cho phép ta điều chỉnh: ISO (độ nhạy của cảm biến với ánh sáng - giống như tốc độ phim ở máy ảnh ngày xưa).
Chế độ chụp cảnh (Scene modes)
Các chế độ này thường sẽ có các biểu tượng đi kèm để thể hiện rõ mục đích hỗ trợ, chụp cảnh, chụp núi đồi hay chụp thể thao, vật di chuyển nhanh.
Chế độ này có thể hữu ích nếu bạn muốn máy ảnh hỗ trợ chụp các loại ảnh mà nó phù hợp và phục vụ, nhưng có lẽ sau khi đọc bài này và bài nói thêm về chế độ thủ công, bạn sẽ không cần chế độ này lắm.
Ưu tiên màn trập (Shutter priority)
Cho phép ta điều chỉnh tốc độ màn trập và ISO còn máy ảnh thì tự điều chỉnh khẩu độ.
Hữu ích khi muốn tập trung vào tốc độ màn trập lúc cần chụp ảnh, thường là khi chụp chuyển động, không quan tâm đến khẩu độ lắm.
Phù hợp với: ảnh thể thao, nhảy, các hoạt động.
Ưu tiên khẩu độ (Aperture priority)
Cho phép ta điều chỉnh khẩu độ và ISO còn máy ảnh thì tự điều chỉnh tốc độ màn trập.
Hữu ích khi muốn tập trung vào khẩu độ lúc chụp ảnh.
Khẩu độ sẽ tạo ảnh hưởng lớn lên bức ảnh vì nó là một thành tố trong việc tạo hiệu ứng độ sâu trường ảnh (depth of field - DOF).
Khẩu độ lớn/rộng (biểu thị bởi các giá trị f / mẫu số nhỏ, vd: f/1.8, f/2.2) sẽ cho ra ảnh có phần chủ thể phía trước ảnh rất sắc nét nhưng sẽ làm mờ phần phía sau, phần nền, phù hợp với ảnh chân dung, ảnh chụp đơn thể.
Khẩu độ nhỏ/hẹp (biểu thị bởi các giá trị f / mẫu số lớn, vd: f/8) sẽ cho ra ảnh mà hầu hết toàn bộ cảnh vật đều được focus. Phù hợp với ảnh phong cảnh, ảnh hoạt động đời thường khi ta muốn ghi rõ lại tất cả cảnh vật thay vì chỉ focus vào một vài chủ thể và làm mờ phần hậu cảnh phụ.
Khẩu độ được cấu tạo bằng các lá khẩu hình học nằm tại phần trước trước ống kính của body máy, điều chỉnh khẩu lớn - nhỏ bằng cách vặn tay hay chỉnh bằng bấm nút +/- để đóng/mở khẩu. Việc đóng/mở khẩu sẽ giúp kiểm soát được lượng ánh sáng nhiều/ít đi vào máy.
Khẩu độ lớn sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua, phù hợp khi ta cần thêm ánh sáng và muốn tránh dùng flash.
Thủ công (Manual)
Sẽ để cho ta điều chỉnh mọi thứ và mình sẽ tách nó ra riêng vào bài sau nhé.
Cần chú ý: chế độ này không liên quan đến việc chỉnh focus thủ công trên máy ảnh DSLR.
Việc chuyển đổi từ focus tự động sang thủ công thường sẽ do một vài công tắc chuyển đổi nằm trên ống kính (lens) chứ không phải trên thân máy. Nếu bạn muốn focus thủ cộng trên máy DSLR, bạn có thể chọn bất kỳ chế độ chụp nào nếu đã bật sang thủ công trên lens trước.
CHẾ ĐỘ FLASH
Theo mình biết thì một số camera có tích hợp flash nhỏ, flash cóc.
Một số người thì tự mua phụ kiện gắn ngoài để hỗ trợ mục đích này.
Flash tự động (Automatic flash)
Flash tự động có giảm hiệu ứng mắt đỏ (Automatic flash with red eye reduction)
Đèn flash khi sáng nó sẽ chớp đèn hồng ngoại đỏ và đá ánh sáng trắng vào và có thể khi chụp người sẽ làm cho người đó bị hiệu ứng mắt đỏ.
Chế độ này như chế độ tự động nhưng sẽ có công nghệ để cố gắng làm giảm hiệu ứng mắt đỏ này.
Flash chủ động (Forced/Fill-in flash)
Luôn bật flash khi chụp
Flash tốc độ màn trập thấp (có giảm hiệu ứng mắt đỏ) (Slow shutter flash, red-eye reduction)
Dùng trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ màn trập sẽ được giảm đi và flash sẽ đá liên tục để bù sáng.
Nếu bạn đang dùng chế độ tự động, máy ảnh sẽ tự xác định có cần chế độ này không, còn nếu thực sự muốn thì đổi qua chế độ này luôn.
Không flash
Là tắt đi thui.
Ngoài ra còn có chế độ quay phim (Video mode) tuy nhiên khi sắm máy ảnh để chụp thì chúng ta cố gắng tập trung vào các chế độ hỗ trợ chụp, các khái niệm, thành tố liên quan đến ánh sáng. Còn theo kinh nghiệm của một số người chia sẻ thì hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ quay phim như nhau (cho có, và như một tính năng tiêu chuẩn thôi). Tuy nhiên việc áp dụng các khái niệm về khẩu độ có thể sẽ giúp chúng ta có được những thước phim ấn tượng. Hoặc nếu cần thì nên đầu tư hẳn video camera chuyên dụng luôn.
TÓM LẠI, khi là mình trong bài này:
- Biết được cần tập trung vào yếu tố nào khi chụp ảnh thông qua việc chọn đúng chế độ chụp (nhanh chóng, chính xác).
- Ưu tiên khẩu độ: tạo (lạm dụng ^^) hiệu ứng độ sâu trường ảnh (DOF) để chụp ảnh xóa phông, sắm các ống kính có khẩu độ lớn (f/ nhỏ) sẽ cho phép khẩu lớn.
- Ưu tiên tốc độ màn trập: điều chỉnh nó sẽ cho phép ta chụp các bức ảnh có vật chuyển động. Có thể điều chỉnh để chụp các bức ảnh chuyển động ấn tượng (đèn xe di chuyển trong thành phố...)
- Hầu như chế độ nào cũng cho ta can thiệp chỉnh ISO (độ nhạy sáng) sẽ giúp bức hình sáng hay tối hơn. Tuy nhiên cũng nên đọc thêm bài sau nhé.
Có lẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ về khẩu độ, tốc độ màn trập (chỉnh như thế nào, tăng giảm ra sao). Bài sau sẽ là bài nói về chế độ chụp thủ công thì mình sẽ nói rõ hơn. Mình nghĩ chỉ cần thêm một bài nữa là tương đối đủ cho quá trình tiến lên cấp độ sơ khởi khi tập chụp ảnh rồi. Ăn thua còn lại do trình thằng chụp haha.
Bài viết được dịch từ bài viết gốc https://lifehacker.com/basics-of-photography-your-camera-s-automatic-and-assi-5814172 nhưng có sự sàng lọc, chuyển nghĩa theo tầm hiểu biết của nghiaht.
Bài này nằm trong sê-ri 3 bài Tập tành chụp ảnh của mình. Mặc dù cũng chỉ hơi thích chụp ảnh thôi nhưng sẵn dịp viết để lưu lại cách thức tìm tòi và chia sẻ cho một số người cần.
- #1: Vài thành phần của máy ảnh
- Bài đang xem: Các chế độ chụp
- #3 Chế độ chụp thủ công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét