Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Tập tành VBA: Biến (Variable)

Yêu cầu:

  • Đọc lại bài số 2, nơi ta đã tạo một nút bấm và thực hiện một đoạn mã ngắn để hiển thị cửa sổ thông báo khi bấm vào nút đó.

Dựa vào những gì đã có ở bài số 2, ta sửa lại đoạn mã của thủ tục CommandButton1_Click như sau:

  • Trước tiên, khai báo một biến tên là "message" có kiểu dữ liệu là kiểu chuỗi (String).

Dim message as String

  • Thứ hai, gán cho nó một giá trị là "Hi"

message = "Hi"

  • Thay dòng MsgBox("Hi") bằng MsgBox(message).

Nội dung soạn thảo hiện tại phải là:
Private Sub CommandButton1_Click()
    Dim message As String
    message = "Hi"
    MsgBox (message)
End Sub
 



  • Trở về sheet Excel, tắt chế độ Design, bấm nút, và cửa sổ thông báo với nội dung "Hi" vẫn xuất hiện như ở bài 2.

Sự khác biệt:

  • Ở bài 2, ta truyền giá trị "Hi" vào thẳng hàm MsgBox("Hi").
  • Ở bài 3 này, ta gián tiếp truyền giá trị "Hi" thông qua việc gán "Hi" vào biến "message", sau đó mới truyền vào hàm MsgBox(message).

Và đều cho ra một kết quả.

Biến giống như việc ta định danh một vị trí trong bộ nhớ, và được phép đính kèm (= gán) cho nó một giá trị.

Ví dụ như để tính diện tích hình chữ nhật, ta có thể chia làm 2 biến là: chieu_rong (chiều rộng) và chieu_cao (chiều cao), tính diện tích sẽ là s = chieu_rong * chieu_cao.

Trong lập trình việc dùng biến là tối quan trọng bậc nhất, nó giúp chúng ta chia nhỏ các quá trình tính toàn thành từng bước, dùng các biến để gán các giá trị trung gian trước khi tính ra kết quả cuối cùng.
Đoạn mã lập trình khi được phân chia thành các biến sẽ dễ đọc, dễ sửa, tựa như những công thức toán học.... vậy.

Chốt lại:

Cú pháp khai báo biến

Dim <tên biến> As <kiểu dữ liệu>

Vd:
Dim chieu_rong as Integer
Dim chieu_cao as Integer
Dim message as String
Dim doanhThu as Currency

Tên biến:
  • Bắt đầu bằng chữ cái (Vd: message, chieu_rong).
  • Không được chứa các kí tự đặc biệt như ! # @.
  • Không được dài quá 255 kí tự.
  • Không được trùng với các từ khóa đặc biệt trong VBA (như Sub, Call, Workbook)
 Lưu ý: Phần trên đã đủ cơ bản về biến, tuy nhiên vẫn khuyến khích đọc thêm phần dưới.

Kiểu dữ liệu 
Nếu nói về Excel thì kiểu dữ liệu làm việc chính là kiểu số, tuy nhiên cũng có nhiều kiểu số khác nhau tùy theo khoảng giá trị.

  • Kiểu byte: giá trị từ 0 - 255.
  • Kiểu Integer: giá trị từ -32,768 - 32,767
  • ...

Có thể xem thêm bảng tóm tắt:

Kiểu số


Các kiểu khác ngoài số

  • Chọn đúng kiểu dữ liệu để đảm bảo kết quả tính toán được chính xác, ví dụ như để lưu giá trị tiền bạc (thường sẽ rất lớn) ta sẽ dùng các kiểu: Single, Double, Currency, Decimal chứ không nên dùng Integer (max của nó chỉ tầm 32767) và Long (max chỉ tầm 2 tỉ).
  • Nếu biết chắc giá trị của một biến tối đa có thể là bao nhiêu thì ta có thể chọn những kiểu dữ liệu đủ chứa được, để tiết kiệm bộ nhớ, đúng mục đính.

2 kiểu quan trọng nhiều nữa là kiểu chuỗi (String) và giá trị luận lý (logic - Boolean  - Đúng/sai).
Kiểu Boolean ta sẽ gặp rất nhiều trong các bài sau, ở bài vòng lặp (for) và điều kiện (if else).

Ok, với kiến thức về biến như hôm nay, mình nghĩ hôm sau ta sẽ nói về các đối tượng trong Excel (Excel Object) nhằm giúp chúng ta đạt được các tác vụ thường ngày như mở file Excel lên, đọc sheet 1 và tính giá trị bên sheet2,... hoàn toàn có thể làm được.

Sau đó chúng ta sẽ quay ngược lại với các khái niệm cơ bản trong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào: điều kiện, vòng lặp. Từ đó ta sẽ dần xây được nền tảng trong việc lập trình VBA.

Và mục tiêu sẽ là: hình thành được tư duy, cách phát biểu các vấn đề (nói thẳng là các tác vụ, việc cần tính toán trong sheet Excel thông qua VBA) trước khi đặt tay vào code.

Nguồn tham khảo: https://www.tutorialspoint.com/vba/vba_variables.htm

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Tập tành VBA: Button & MessageBox

Mục tiêu của bài này là bắt tay vào việc gõ vài dòng mã (lập trình @@) để hiên thị một cửa sổ thông báo với nội dung được truyền vào sử dụng hệ thống MessageBox (MsgBox) của Excel.

Tóm gọn:
Nhấn vào nút (Button) để kích hoạt cửa sổ thông báo (MsgBox).

Yêu cầu: Xem bài 1 và kích hoạt chế độ nhà phát triển VBA (Developer).

  • Trước tiên ta cần chèn nút vào một vị trí bất kỳ (cho nhanh) trên sheet Excel hiện tại.
    Tại tab Developer, chọn Insert Command Button, sau đó nhấn giữ chuột trái và kéo một hình chữ nhật vừa phải để tạo một nút (Button).




  • Nhấn đúp hoặc nhấn chuột phải vào nút vừa tạo (có tên CommandButton1) chọn View Code để lập trình xử lý khi nút được nhấn vào.


Lúc này trình soạn thảo VBA xuất hiện với nội dung được điền sẵn:

Private Sub CommandButton1_Click()
End Sub


Dòng Sub CommandButton1_Click() - là Excel đã khai báo tự động một thủ tục (là việc gom nhóm đoạn mã lập trình, có thể tạm hiểu như ta phân chia ra việc rửa chén sẽ gồm các thủ tục con như: tráng nước, rửa xà phòng, rửa bằng nước sạch, sẽ nói thêm sau này) có tên là CommandButton1_Click - thủ tục được gọi khi người ta nhấn vào nút này.
Việc cần làm bây giờ là lập trình thêm mã vào phần thân thủ tục, tức là phần giữa Sub và End Sub

Ta gõ MsgBox("Hi") vào thân thủ tục.


Sau khi thử gõ thêm vào thân thủ tục, kiểm tra lại nội dung soạn thảo phải như thế này:

Private Sub CommandButton1_Click()
  MsgBox ("Hi")
End Sub




  • Mở lại sheet Excel, tại tab Developer, nhấn vào nút Design Mode để tắt chế độ thiết kế (là chế độ dùng để sắp xếp, bố cục, thêm bớt các thành phần như nút,...) để đổi sang chế độ sử dụng.


  • Lúc này, ta có thể nhấn vào nút "CommandButton1" kia, sẽ có một cửa sổ hiện lên với nội dung "Hi" như ta đã lập trình.


Ok như vậy là xong bài này. Thực sự bài này rất đơn giản, ta chỉ cần rờ một chút và gõ thêm dòng MsgBox("Hi") để khi bấm nút nó hiện lên thông báo "Hi".

MsgBox là thủ tục sẵn có của Excel, nó nhận vào tham số là nội dung tin nhắn: MsgBox("Hi") - ta truyền "Hi" vào thì nó sẽ hiện cửa sổ với nội dung "Hi" lên.
Việc lập trình VBA về sau cũng tạm hiểu theo cách như vậy, ta viết các thủ tục (hoặc hàm), truyền các tham số, tính ra kết quả, thực hiện các việc này việc nọ....

Thực ra thì việc sử dụng nút trong Excel thông qua VBA như này mình nghĩ không nhiều. Tuy nhiên việc lợi dụng giới thiệu về nút (button) và lập trình một đoạn mã ngắn để chạy khi nhấn vào nút đó, mình nghĩ cũng là một cách khá phù hợp cho những người mới làm quen việc "lập trình", tức là về sau mình sẽ đi vào vấn đề chính hơn, thực tế hơn, đó là dùng VBA để chạy xử lý các tác vụ âm thầm và tự động chứ không nhất thiết là phải "bấm nút".

Trong bài mình đã khéo léo giới thiệu sơ về thủ tục (và về sau chỉ cần nói lại thêm một chút sẽ rất dễ), mình nghĩ với kiến thức hiện tại thì bài sau sẽ nên nói về biến (variable).

Hẹn gặp lại.







Tập tành VBA: Trình soạn thảo VBA Editor

Để bước chân vào việc lập trình VBA, sẽ cần phải làm việc thường xuyên với khung soạn thảo VBA.
Đây là nơi để chúng ta "lập trình", gõ những đoạn mã (code).

Gọi là lập trình chứ cũng không có gì quá to tát và sợ hãi, hãy hiểu đơn giản đó là việc chúng ta thay các tác vụ hằng ngày bằng những dòng lệnh và nhờ chúng chạy một cách tự động, nhanh chóng, chính xác nhằm giúp ích hiệu quả cho công việc.

Mở Excel, vào menu File - Options - Chọn mục Customize the Ribbon (tùy chỉnh các menu con trên Excel) - Check vào Developer - OK
Mở Menu File

Mở cửa sổ Options để kích hoạt chế độ nhà phát triển (Developer)

Check vào mục Developer để hiển thị tab này ngoài màn hình chính của Excel


Lúc này sẽ có một tab Developer, ta bấm vào.

Bấm View Code hoặc Visual Basic, hoặc bấm phím tắt ALT + F11 để mở trình soạn thảo VBA Editor.


VBA Editor chia làm 2 bên chính là cấu trúc đối tượng (Sheet, module, workbook) bên tay trái, bên tay phải là khung soạn thảo, là nơi ta sẽ gõ các đoạn mã vào.

Nhìn nhận:
  • Đây là bài khởi động. Cần nhớ mục tiêu trong khóa học này cũng như trong bất kỳ vấn đề nào là đi từ những thứ nền tảng, cơ bản trước hết.
  • Chỉ mất chừng 5 phút để làm quen mà thui.
  • Bài sau chúng ta sẽ đặt tay vào viết một vài đoạn mã đơn giản, giới thiệu về button, biến (variable)...

Danh sách bài (Syllabus)

Tập tành chụp ảnh: Chế độ chụp thủ công

Ở bài trước đã có thể hình dung được các khái niệm chính của máy ảnh: khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO.

Trong bài này sẽ chi tiết thêm một chút, việc cần làm là gạt cần sang chế độ manual trên body máy :p, đọc bài viết và thử nghiệm.

KHẨU ĐỘ (APETURE)

Ta có thể quan sát ở mặt ống kính, khi mở/đóng khẩu thì lỗ tròn (lỗ khẩu) sẽ to ra hoặc nhỏ đi.
Khẩu mở rộng sẽ đưa ánh sáng vào nhiều hơn. Khẩu đóng hẹp thì ít ánh sáng đi qua.



Bối cảnh: 
Khi có quá nhiều ánh sáng, ta cần đóng bớt khẩu để cân bằng lại.
Khẩu nhỏ cũng có nghĩa là nhiều phần trong khung cảnh chụp sẽ được focus, phù hợp với chụp phong cảnh.
Với khẩu rộng, khung cảnh chụp sẽ bị focus tụ lại một số chỗ, thường là ngay trước gần ống kính.
Với những bức hình chụp xóa phông, chụp chân dung, các phần hậu cảnh bị làm mờ là do hiệu ứng của khẩu rộng (còn một số yếu tố khác như dùng ống kinh viễn cũng gây ra hiệu ứng này).

Khẩu độ được biểu thị theo ký hiệu f.
F, tiếng anh là Fractional là phần (phân số).
Vd: f/8 ~ nôm na là kích thước khẩu đem chia cho 8 ~ 1/8.
f/2.2 ~ nôm na là kích thước khẩu đem chia cho 2.2 ~ 1/2..2

Như vậy f/x, x càng lớn thì khẩu càng nhỏ vì nó bị chia đi một khoảng rất nhiều.
f/2.2 - khẩu lớn hơn > f/8

Khi mua ống kính, chỉ số ghi trên ống kính sẽ là chỉ số khẩu lớn nhất ống kính đó có thể đạt được.
Ví dụ: 50mm f/1.8 - ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, khẩu độ lớn nhất là f/1.8, có thể chỉnh khẩu nhỏ hơn lại.

Chốt:
  • Với khẩu rộng, như f/1.8, sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua và giảm hiệu ứng độ sâu trường ảnh (ảnh bị ít focus, hoặc focus ở một số phần).
  • Với khẩu hẹp, như f/22, cho focus rộng và sâu hơn, nhưng ít ánh sáng đi qua.
TỐC ĐỘ MÀN TRẬP (SHUTTER SPEED)
Khi nhấn nút chụp, các lá khẩu sẽ mất một khoảng thời gian để đóng lại (để rồi quá trình hình thành ảnh diễn ra). Khoảng thời gian để các lá đóng lại này gọi là tốc độ màn trập.
Tốc độ màn trập thường được biểu thị theo dạng phần của một giây, nếu muốn chụp các vật chuyển động nhanh, cần set vào khoảng 1/300, chụp vật tĩnh thì chỉ cần 1/30.

Khi tăng tốc độ màn trập cũng là giảm thời gian cảm biến được phơi sáng.

Cảm biến được phơi sáng lâu hơn, nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Phù hợp khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Cảm biến cũng dễ bị ảnh hưởng của chuyển động và có thể gây ra hiệu ứng mờ chuyển động (motion blur), có thể do vật chuyển động hoặc tay chụp bị run.
Khi để tốc độ màn trập thấp, chụp sẽ khó bắt chuyển động hơn, dễ bị mờ ảnh hơn, khi không có tripod cố định, hoặc tay chụp run chẳng hạn.

Nhìn chung, chúng ta sẽ cố đẩy tốc độ màn trập lên cao nhất có thể nhưng cũng có một số trường hợp cần để thấp. Ví dụ:
  • Muốn tạo hiệu ứng mờ chuyển động, ví dụ như chụp các dòng chảy, xe đi, các dải màu, muốn tạo hiệu ứng nghệ thuật. Chúng ta để tốc độ màn trập khoảng 1/30 và để khẩu hẹp. Và ví dụ này cũng rất phù hợp khi đổi sang chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (để máy tự set khẩu cho ta).
  • Đang thiếu sáng, ta giảm tốc độ màn trập sẽ cho cảm biến có thời gian phơi sáng nhiều hơn.
  • Đang thiếu sáng nhưng cũng không quá cần thiết, chỉ là muốn giảm nhiễu. Vì vậy cần chỉnh ISO thấp và giảm tốc độ màn trập lại để bớt nhiễu, và vẫn có ánh sáng thêm đi vào.

Chốt:
  • Tốc độ màn trập thấp sẽ cho nhiều ánh sáng hơn, và cũng rủi ro bị hiệu ứng mờ chuyển động hơn.
  • Tốc độ màn trập cao sẽ ít bị hiệu ứng mờ, nhưng hy sinh ánh sáng.
ISO
Là một khái niệm kỹ thuật số tương đương với tốc độ của dải phim chụp (ngày xưa).
Ngày trước khi mua phim chụp thường sẽ là phim 100 hay 200 cho chụp ngoài trời, 400 hay 800 cho trong nhà.
Tốc độ phim càng cao thì sẽ càng dễ bị nhạy sáng. Với máy ảnh kĩ thuật số cũng vậy, ISO ~ tốc độ phim, và ta sẽ gọi là chỉ số ISO.




Lợi thế của ISO thấp là ánh sáng sẽ được ghi (phơi) lại chính xác hơn.
Nếu bạn thấy những bức hình chụp ban đêm, ánh sáng thường có vẻ sáng hơn và bị chóa, có thể là do ISO cao - gây nhạy sáng.

ISO cao hữu ích khi muốn lấy rõ các chi tiết ảnh trong trời tối mà không muốn giảm tốc độ màn trập hay mở khẩu, nhưng rủi ro là hình sẽ bị nhiễu.

Các máy ảnh xịn thường sẽ giảm nhiểu khi để ở ISO cao hơn so với máy tầm thấp.
Tuy nhiên cần nhớ: ISO càng cao, ảnh càng dễ bị nhiễu sáng.

Đa số máy ảnh sẽ tự set ISO, kể cả chế độ manual.

TỔNG KẾT
Ở chế độ chụp manual, chúng ta nên nghĩ về 3 yếu tố trên trước khi chụp, có thể loại trừ, tập trung vào một số yếu tố. Trong một số trường hợp đơn giản có thể đổi sang chế độ chụp ưu tiên một yếu tố nào đó.
  • Muốn chụp xóa phông, giảm hiệu ứng độ sâu trường ảnh => Ưu tiên khẩu độ.
  • Diễn đạt ánh sáng chính xác => ISO.
  • Giảm mờ chuyển động => Tốc độ màn trập.

Cuối cùng việc chụp ảnh cơ bản xoay quanh việc điều tiết ánh sáng, ta ưu tiên thiết lập nào sẽ có ưu và nhược thì bù lại (bù sáng) ở các thiết lập khác, gia giảm.




Cách bấm dây cáp mạng, phân biệt Cat5 và Cat6

Trong lần sửa nhà vừa rồi, mình quyết định đấu nối lại hệ thống dây cáp mạng âm tường có từ lúc xây nhà, vì lúc xây nhà xong chưa có Internet liền nên thợ để dây trống, sau đó cũng không có dụng cụ nên không làm gì được.

Đánh giá: hệ thống dây cũ, lâu ngày, hộp nối tổng ở phòng ngủ trung tâm.
Giải pháp là đưa router xuống trung tâm, và sau khi đấu nối 1 dây âm ở phòng khách, 1 dây âm ở phòng ngủ vào router thì tín hiệu vẫn tốt, xem TV, cắm laptop phà phà.

Kết quả thu được là đầu tư được bộ dụng cụ để bấm dây, sẵn sàng bấm thêm dây cho căn phòng mới trên sân thượng :).

Nay viết lại làm lưu niệm.

Cần

  • Kìm bấm đầu cáp mạng.
  • Cáp mạng.
  • Đầu mạng RJ45.
  • Bộ test tín hiệu dây.

Có thể tìm trên mạng set 3 trong 1 gồm: kìm bấm, bộ test tín hiệu dây, đầu RJ 45 với giá tầm 100 - 120k.


Thực hiện
  • Bóc vỏ đầu dây mạng một đoạn chừng 5cm.
  • Chia ra làm 4 cụm dây theo thứ tự:

1, 2: Trắng cam, Cam.
3, 4: Trắng xanh lá, Xanh lá.
5, 6: Trắng xanh dương, Xanh dương.
7, 8: Trắng nâu, Nâu.


  • Mình sẽ hướng dấn bấm dây theo tiêu chuẩn B (code B) vì nó đa dụng trong hầu hết các trường hợp sử dụng, nếu muốn bấm theo chuẩn code A thì có thể tìm ở trên mạng.

  • Bấm theo code B, ta đảo vị trí của dây 4 với dây 6, tức là sẽ thành

Trắng cam, Cam -  Trắng xanh lá, Xanh dương - Trắng xanh dương, Xanh lá -  Trắng nâu, Nâu.

Bấm theo chuẩn B ở bên phải, sắp màu dây theo thứ tự


  • Duỗi thẳng 8 dây theo thứ tự như trên, dùng kìm cắt đều các đầu cho bằng nhau, sau đó đút vào đầu dây mạng, cần khéo một chút, sắp các dây đều và sát nhau, rồi đưa vào.


  • Đẩy dây vào tận cùng của đầu mạng RJ 45, sau đó đưa đầu vào lỗ trên kìm bấm và bấm cái rụp :D


Nếu đã bấm ở cả 2 đầu dây thì có thể cắm vào bộ test (bộ test có 2 lỗ tự cắm vào nhau), bật nguồn lên xem đèn tín hiệu nhảy đều từ 1 đến 8 là tín hiệu tốt.

Kinh nghiệm
Nên mua loại dây mạng tiêu chuẩn tầm 9 - 10k/m, tránh mua loại dây tròn nhỏ vì khi cắt ra để tách sợi rất nhỏ, mỏng manh, dễ đứt, khó bấm đầu. Hiện tại mình có bộ dây tròn cũ lúc sản xuất đã được bấm sẵn, giờ cắt ra bấm lại rất khó, dây tròn tuy nhỏ, thẩm mĩ gọn gàng nhưng lại khó sử dụng khi muốn cắt rời.
Cần loại dây tiêu chuẩn, dày, cứng cáp, thậm chí có thể tính đến việc dùng được ngoài trời.

Phân biệt cáp mạng Cat5 và Cat6

Cat6 là tiêu chuẩn (+ nguyên liệu cấu thành dây) mới hơn và được quảng bá cho phép truyền tín hiệu với tốc độ cao hơn nhiều so với Cat5.
Tuy nhiên hiện tại Cat5 với tốc độ mạng trong nước vẫn đáp ứng được và giá thành ổn hơn, các cửa hàng vẫn bán Cat5 là chính.
Vậy nên nếu mua được cáp Cat6 giá tốt thì ok, còn không thì cứ cat5 chứ nó không tệ mà vẫn tốt là đằng khác. Vì mỗi lần mua dây chỉ tầm 20m thôi là đã 200k rồi :(

Đọc thêm: https://www.firefold.com/blog/difference-between-cat5-vs-cat6-cables/

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Mì xào nấm & rau củ

Nguyên liệu
  • Nấm rơm
  • Cà rốt
  • Củ cải trắng
  • Sợi mì trứng hoặc sợi miến,...

Thực hiện
  • Gọt sạch vỏ, cắt mắt xấu trên cà rốt và củ cải trắng.
  • Gọt cà rốt thành sợi hình chữ nhật dài vừa ăn, củ cải cũng tương tự.
  • Nấm rơm dùng rao khía các chỗ xấu, rửa sạch mồ hôi nấm. 
  • Chần cà rốt và củ cải qua nước sôi cho mềm và dễ nấu sau này, ngâm nước lạnh cho giòn lại.
  • Trụng mì qua nước sôi, vớt ra đổ nước lạnh vào.
  • Lên chảo ít dầu, phi hành tỏi, cho nấm vào xào, rồi đến mì tiếp theo cho cà rốt và củ cải vào.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Tập tành chụp ảnh: Vài thành phần của máy ảnh

Mình xin phép chỉ nói về vài thành phần của máy ảnh trong bài viết này.
Bài này nên là bài viết số 1 nằm trong sê-ri 3 bài Tập tành chụp ảnh.



THÂN MÁY (BODY)
Thân máy to/nhỏ sẽ ảnh hưởng và phù hợp riêng với từng người có tay to/nhỏ.
Nó sẽ ảnh hưởng đến thiết kế, cách bố trí nút. Vậy nên tùy cảm nhận của mỗi người cũng như review về cách thiết kế trên từng dòng máy của mỗi hãng mà lựa chọn máy cho phù hợp.
Có sự khác biệt về kích thước body giữa DSLR và Mirroless, Mirroless thường sẽ có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, đỡ chảy mồ hôi hơn haha.

ỐNG KÍNH (LENS)



Đây có lẽ là phần biến động nhiều với người chơi chụp ảnh, một số người đi trước thì nhắn nhủ rằng đầu tư một body vừa tầm giá thôi, còn lại thì chơi lens, đổi lens để chiêm nghiệm hay target vào một phong cách chụp nào đó. Và các ảnh còn nhắn là lens thì bán không sợ mất giá lắm, vì có thể tới cả chục năm thì nhà sản xuất mới đưa ra một dòng lens mới, các dòng lens từ đời Tống vẫn có thể xài tốt và bán được.

Tuy nhiên, có một nỗi khổ đó là khâu bảo quản: body và len, đầu tư tủ chuyên dụng hay có các biện pháp cần thiết để tránh ẩm mốc chứ không là đi luôn cả dàn ấy.

Điều đầu tiên, phân biệt giữa ống kính phóng (zoom lens) và ống kính thông thường (prime lens).
Ống kính phóng, cho phép chủ động phóng ra hoặc phóng vào, thường sẽ mắc hơn, nặng và to hơn.

Thứ hai, các loại ống kính góc rộng (wide-angle), tiêu chuẩn (standard), vừa (medium), viễn (telephoto) và siêu viễn (ultra telephoto).
Các thuật ngữ này được đặt dựa vào độ dài tiêu cự của ống kính. Độ dài tiêu cự được tính theo mm, có thể xem nó như là mức độ phóng đại của hình. Giá trị nhỏ thì sẽ như phóng to ra, còn giá trị lớn thì như phóng và thu về (far-in) trong khung hình.

Ống kính góc rộng
Là ống kính có độ dài tiêu cự lên tới 35mm. Ống kính càng to (độ dài tiêu cự càng nhỏ) thì càng thu được (thấy) nhiều góc ảnh hơn.
Ống kính mắt cá (fisheye) có độ dài tiêu cự từ 8 - 10mm.
Loại thông thường thì từ 14 - 28mm.
Cho phép thu được nhiều thứ (vì góc rộng) vào trong một khung hình.

Ống kính tiêu chuẩn
Từ 35 - 50mm, đây cũng là khoảng tiêu cự tương đương với mắt người bình thường.
Trong khi ống góc rộng thường bẻ không gian và hút góc về, tạo hiệu ứng độ sâu. Ống siêu viễn thì sẽ làm phẳng không gian ra. Còn ống tiêu chuẩn sẽ nằm ở giữa, tạo ra những bức hình chân thực.
Thường thì ống 50mm sẽ có mức giá rẻ nhất.

Ống kính vừa
Độ dài tiêu cự từ 60 - 100mm.
Có thể chỉ muốn dùng loại này khi thực sự hiểu rõ và muốn so với ống kính tiêu chuẩn. (Vd loại 60mm và 85mm để chụp ảnh chân dung).
Các loại ống kính phóng có thể phóng từ 28 - 70mm có thể thay thế cho loại ống kính vừa này.

Ống kính viễn
Là khi ta muốn phóng ra thật xa, độ dài tiêu cự > 100mm. Loại siêu viễn là > 400mm.
Loại này cho phép phóng ra tới các vật thể ở xa khi chúng ta không thể lại gần chúng.
Kích thước nặng, dễ gây mờ chuyển động (motion blur), hoạt động không tốt khi thiếu sáng.
Loại này giá không được ổn áp cho lắm :p.

CẢM BIẾN VÀ CPU
Cảm biến là thành phần chịu trách nhiệm ghi lại việc phơi sáng thông qua ống kính, cuối cùng là tạo ra ảnh.
Kích thước cảm biến, cách thức sản xuất sẽ ảnh hưởng đến ảnh đầu ra.

Về kích thước, các loại máy ảnh chụp nhanh (kĩ thuật số, nhắm và chụp/point-and-shoot) sẽ có cảm biến nhỏ.
Tới các loại có thể đổi ống kính được, như DSLR, MILC/CSC/EVIL (mirrorless) thì kích thước cảm biến sẽ có ảnh hưởng khác biệt.
Thông thường thì kích thước lớn sẽ cho phép chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn, kiểm soát được độ sâu trường ảnh, ảnh có độ phân giải cao và ít nhiễu hơn so với cảm biến nhỏ.



Đa số các dòng DSLR sẽ có kích thước APS-C. Cảm biến APS-C là tầm khoảng một nửa khung phim 35mm (half-frame) và sẽ nhân kích thước ống kính lên theo hệ số 1.6x.
Nghĩa là khi dùng ống kính 35mm trên DSLR có cảm biến APS-C thì tương đương với ống kính 56mm (35mm x 1.6) trên camera có có khung 35mm thông thường.
Việc nhân hệ số này có thể sẽ hữu ích khi dùng ống kính viễn (vì nó được phóng lên thêm) nhưng không vui lắm với các loại ống kính góc rộng (vì ta đang muốn ống kính góc rộng có độ dài tiêu cự nhỏ mà lại bị nhân lên 1.6 thì sẽ khác biệt so với quảng cáo rồi).
Bởi vậy mới có khái niệm máy DSLR full-frame, lúc này kích thước của ống kính sẽ hầu như không đổi trên khung phim 35mm. Và cái giá của dòng full-frame thì cũng không hề dễ chịu.

Bên cạnh việc chụp các ảnh mẫu để đánh giá chất lượng ảnh nhờ vào các thiết kế cảm biến khác nhau, ta cũng cần quan tâm đến chỉ số megapixel của cảm biến.
Nhìn chung, megapixel càng cao thì độ nhiễu càng cao. Đó là lí do mà ta không cần thiết chọn camera có megapixel cao - đặc biệt là khi dùng trên máy ảnh có cảm biến nhỏ.
Thông thường, một chiếc máy ảnh tầm 6.3 megapixel cũng đủ, hoặc 8 - 10. Mấu chốt là đừng mua máy ảnh chỉ vì megapixel của nó cao. Nó có thể gây nhiễu hình nhiều hơn, thay vào đó hãy test thật kĩ, kiểm tra kích thước, thiết kế cảm biến cũng như các yếu tố khác.

THẺ NHỚ
Máy ảnh bây giờ thường dùng một trong 2 loại thẻ: SD và CompactFlash.
Đối với việc chụp ảnh thông thường thì thẻ SD Class 6 hoặc CompactFlash 133x là đủ.
Khi có nhu cầu quay video thì đòi hỏi tốc độ truy xuất thẻ cao hơn, sẽ là SD Class 10 hoặc CompactFlash 233x.



Đây là bài viết #1 nằm trong sê-ri Tập tành chụp ảnh.
Dịch và rút gọn từ bài viết gốc:  https://lifehacker.com/basics-of-photography-taking-better-photos-by-understa-5813504 theo nghiaht.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Tôm kho ớt chuông

Nguyên liệu

  • Ớt chuông
  • Tôm

Thực hiện

  • Tôm lột vỏ, cắt thành khúc nửa con hoặc để nguyên nếu tôm nhỏ., nêm hạt nêm, ít muối.
  • Ớt chuông rửa sạch, cắt lấy vỏ, bỏ ruột, cắt thành hình viên bi vuông.
  • Bắt nước sôi, trụng ớt chuông sau đó vớt ra để vào nước lạnh cho giòn.
  • Bắt chảo dầu, phi hành, cho tôm vào đảo sang màu hơi chín đỏ, cho ớt chuông vào. 
Ghi chép nhanh từ công phu của chị 2 ^^

Tập tành chụp ảnh: Các chế độ chụp

Quy ước một số thuật ngữ trước khi đọc bài này

  • ISO - độ nhạy của cảm biến với ánh sáng
  • Aperture - khẩu độ
  • Shutter speed - tốc độ màn trập

Biết được từng chế độ chụp sẽ giúp đưa ra quyết định nhanh chóng khi chụp ảnh, tập trung được vào đặc tính nào, để cho máy ảnh tự động điều chỉnh phần còn lại, hay hoàn toàn thủ công (manual)...

CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP

Hoàn toàn tự động  (Automatic)

Máy ảnh tự động tinh chỉnh các thiết lập. Không có gì để nói thêm, có lẽ chế độ này dùng trong một số trường hợp nhất định, nhanh chóng làm quen với máy ảnh.





Chương trình tự động (Program automatic)

Tự động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập.
Cho phép ta điều chỉnh: ISO (độ nhạy của cảm biến với ánh sáng - giống như tốc độ phim ở máy ảnh ngày xưa).





Chế độ chụp cảnh (Scene modes)

Các chế độ này thường sẽ có các biểu tượng đi kèm để thể hiện rõ mục đích hỗ trợ, chụp cảnh, chụp núi đồi hay chụp thể thao, vật di chuyển nhanh.
Chế độ này có thể hữu ích nếu bạn muốn máy ảnh hỗ trợ chụp các loại ảnh mà nó phù hợp và phục vụ, nhưng có lẽ sau khi đọc bài này và bài nói thêm về chế độ thủ công, bạn sẽ không cần chế độ này lắm.



Ưu tiên màn trập (Shutter priority)

Cho phép ta điều chỉnh tốc độ màn trập và ISO còn máy ảnh thì tự điều chỉnh khẩu độ.
Hữu ích khi muốn tập trung vào tốc độ màn trập lúc cần chụp ảnh, thường là khi chụp chuyển động, không quan tâm đến khẩu độ lắm.
Phù hợp với: ảnh thể thao, nhảy, các hoạt động.




Ưu tiên khẩu độ (Aperture priority)

Cho phép ta điều chỉnh khẩu độ và ISO còn máy ảnh thì tự điều chỉnh tốc độ màn trập.
Hữu ích khi muốn tập trung vào khẩu độ lúc chụp ảnh.
Khẩu độ sẽ tạo ảnh hưởng lớn lên bức ảnh vì nó là một thành tố trong việc tạo hiệu ứng độ sâu trường ảnh (depth of field - DOF).

Khẩu độ lớn/rộng (biểu thị bởi các giá trị f / mẫu số nhỏ, vd: f/1.8, f/2.2) sẽ cho ra ảnh có phần chủ thể phía trước ảnh rất sắc nét nhưng sẽ làm mờ phần phía sau, phần nền, phù hợp với ảnh chân dung, ảnh chụp đơn thể.

Khẩu độ nhỏ/hẹp (biểu thị bởi các giá trị f / mẫu số lớn, vd: f/8) sẽ cho ra ảnh mà hầu hết toàn bộ cảnh vật đều được focus. Phù hợp với ảnh phong cảnh, ảnh hoạt động đời thường khi ta muốn ghi rõ lại tất cả cảnh vật thay vì chỉ focus vào một vài chủ thể và làm mờ phần hậu cảnh phụ.

Khẩu độ được cấu tạo bằng các lá khẩu hình học nằm tại phần trước trước ống kính của body máy, điều chỉnh khẩu lớn - nhỏ bằng cách vặn tay hay chỉnh bằng bấm nút +/- để đóng/mở khẩu. Việc đóng/mở khẩu sẽ giúp kiểm soát được lượng ánh sáng nhiều/ít đi vào máy.
Khẩu độ lớn sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua, phù hợp khi ta cần thêm ánh sáng và muốn tránh dùng flash.

Thủ công (Manual)

Sẽ để cho ta điều chỉnh mọi thứ và mình sẽ tách nó ra riêng vào bài sau nhé.
Cần chú ý: chế độ này không liên quan đến việc chỉnh focus thủ công trên máy ảnh DSLR.
Việc chuyển đổi từ focus tự động sang thủ công thường sẽ do một vài công tắc chuyển đổi nằm trên ống kính (lens) chứ không phải trên thân máy. Nếu bạn muốn focus thủ cộng trên máy DSLR, bạn có thể chọn bất kỳ chế độ chụp nào nếu đã bật sang thủ công trên lens trước.

CHẾ ĐỘ FLASH

Theo mình biết thì một số camera có tích hợp flash nhỏ, flash cóc.
Một số người thì tự mua phụ kiện gắn ngoài để hỗ trợ mục đích này.

Flash tự động (Automatic flash)

 
Máy ảnh sẽ tự bật flash khi cần, thường thì nó sẽ xác định dựa vào nguồn sáng của đối tượng chụp. Thường xảy ra khi không đủ sáng trong toàn bộ khung hình hay chủ thể bị ngược sáng...




Flash tự động có giảm hiệu ứng mắt đỏ (Automatic flash with red eye reduction)

Đèn flash khi sáng nó sẽ chớp đèn hồng ngoại đỏ và đá ánh sáng trắng vào và có thể khi chụp người sẽ làm cho người đó bị hiệu ứng mắt đỏ.
Chế độ này như chế độ tự động nhưng sẽ có công nghệ để cố gắng làm giảm hiệu ứng mắt đỏ này.



Flash chủ động (Forced/Fill-in flash)


Luôn bật flash khi chụp






Flash tốc độ màn trập thấp (có giảm hiệu ứng mắt đỏ) (Slow shutter flash, red-eye reduction)

Dùng trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ màn trập sẽ được giảm đi và flash sẽ đá liên tục để bù sáng.
Nếu bạn đang dùng chế độ tự động, máy ảnh sẽ tự xác định có cần chế độ này không, còn nếu thực sự muốn thì đổi qua chế độ này luôn.



Không flash

Là tắt đi thui.






Ngoài ra còn có chế độ quay phim (Video mode) tuy nhiên khi sắm máy ảnh để chụp thì chúng ta cố gắng tập trung vào các chế độ hỗ trợ chụp, các khái niệm, thành tố liên quan đến ánh sáng. Còn theo kinh nghiệm của một số người chia sẻ thì hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ quay phim như nhau (cho có, và như một tính năng tiêu chuẩn thôi). Tuy nhiên việc áp dụng các khái niệm về khẩu độ có thể sẽ giúp chúng ta có được những thước phim ấn tượng. Hoặc nếu cần thì nên đầu tư hẳn video camera chuyên dụng luôn.

TÓM LẠI, khi là mình trong bài này:

  • Biết được cần tập trung vào yếu tố nào khi chụp ảnh thông qua việc chọn đúng chế độ chụp (nhanh chóng, chính xác).
  • Ưu tiên khẩu độ: tạo (lạm dụng ^^) hiệu ứng độ sâu trường ảnh (DOF) để chụp ảnh xóa phông, sắm các ống kính có khẩu độ lớn (f/ nhỏ) sẽ cho phép khẩu lớn.
  • Ưu tiên tốc độ màn trập: điều chỉnh nó sẽ cho phép ta chụp các bức ảnh có vật chuyển động. Có thể điều chỉnh để chụp các bức ảnh chuyển động ấn tượng (đèn xe di chuyển trong thành phố...)
  • Hầu như chế độ nào cũng cho ta can thiệp chỉnh ISO (độ nhạy sáng) sẽ giúp bức hình sáng hay tối hơn. Tuy nhiên cũng nên đọc thêm bài sau nhé.

Có lẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ về khẩu độ, tốc độ màn trập (chỉnh như thế nào, tăng giảm ra sao). Bài sau sẽ là bài nói về chế độ chụp thủ công thì mình sẽ nói rõ hơn. Mình nghĩ chỉ cần thêm một bài nữa là tương đối đủ cho quá trình tiến lên cấp độ sơ khởi khi tập chụp ảnh rồi. Ăn thua còn lại do trình thằng chụp haha.

Bài viết được dịch từ bài viết gốc https://lifehacker.com/basics-of-photography-your-camera-s-automatic-and-assi-5814172 nhưng có sự sàng lọc, chuyển nghĩa theo tầm hiểu biết của nghiaht.

Bài này nằm trong sê-ri 3 bài Tập tành chụp ảnh của mình. Mặc dù cũng chỉ hơi thích chụp ảnh thôi nhưng sẵn dịp viết để lưu lại cách thức tìm tòi và chia sẻ cho một số người cần.


Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Canh xương hầm củ

Chuẩn bị
  • Xương (sườn, giò) ướp muối, hạt nêm và một ít mắm, hành (lá, củ xắt nhỏ), trộn đều.
  • Cà rốt sắc khoanh nhỏ vừa ăn.
  • Bắp cải trắng xắt phần thân thành từng khúc, ngọn để dài cũng được.

Thực hiện
  • Cho dầu vào nồi, tao thịt.
  • Đổ nước sôi để nguội vào vừa đủ một tô canh.
  • Cho cà rốt vào.
  • Nước sôi, thịt mềm rồi thì cho phần thân của bắp cải trắng vào trước.
  • Nước sôi lại cho phần ngọn bắp cải trắng vào.

Cá lóc kho ngót

Chuẩn bị
  • Cá lóc cắt khúc.
  • Ướp muối, hạt nêm, mắm, hành (lá hoặc củ) xắt nhỏ.

Chế biến
  • Cho dầu vào nồi, tao cá cho gần hoặc hết đỏ.
  • Đun nồi nước sôi và đổ vào nồi kho cho đến khi chín (thịt mềm, không có màu đỏ).